Không gian công cộng
Head on this page.
Không gian công cộng
Prambanan - khu đền thờ Hindu là Di sản Văn hóa Thế giới được xây dựng vào thế kỷ thứ IX - được chiếu sáng sống động. Nó được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1991. Dự án chiếu sáng bằng đèn LED đã được triển khai nhằm thu hút khách du lịch và thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Nhiệt độ màu thay đổi phù hợp với thời gian ban đêm tạo cho Quần thể đền một diện mạo độc đáo và chiếu sáng rực rỡ bề mặt của các ngôi đền.
Một trong những ngôi đền Hindu lớn nhất ở Indonesia, Prambanan được chú ý với những chóp nhọn đặc biệt.
Quần thể đền Prambanan trước đây được thắp sáng bằng đèn HID (loại đèn phóng điện cường độ cao), nhưng do giá điện tăng, cần phải chuyển sang một hệ thống chiếu sáng tiết kiệm hơn. Người ta cũng kỳ vọng rằng hệ thống chiếu sáng mới, cải tiến sẽ tăng thêm sức hấp dẫn của Prambanan, thúc đẩy du lịch và đóng góp vào đời sống kinh tế của cư dân trong khu vực.
Đội ngũ nhân viên địa phương đang lắp đặt đèn pha.
Chân đế để lắp đèn pha.
Panasonic đã đề xuất việc sử dụng đèn LED làm phương án thay thế. Trong số các ưu điểm của mình, đèn LED cho phép lựa chọn từ nhiều kiểu mẫu chiếu sáng (gọi là “bạc,” "bạch kim," "vàng," .v.v.). Đèn LED cũng tiết kiệm điện năng tiêu thụ khoảng 30% so với các bóng đèn pha HID hiện có. Loại đèn này có thể làm cho quần thể trông ấn tượng hơn (tông màu tốt hơn, bóng đổ trên phù điêu sắc nét hơn), và giảm đáng kể công việc bảo trì như thay thế đèn.
Chân đế để lắp đèn pha.
Vẻ đẹp của Prambanan đã được tối đa hóa với ba kiểu chiếu sáng khác nhau.
Bảng điều khiển ánh sáng
(hai bộ dây đầy đủ)
Sơ đồ vị trí đèn pha
Quá trình lắp đặt đèn LED đã kéo theo những trở ngại lớn về mặt bảo quản đèn. Vì không thể can thiệp vào môi trường xung quanh các khu bảo tồn nên buộc phải gắn đèn pha LED trên đế của các thiết bị chiếu sáng hiện có và cũng phải sử dụng hệ thống dây điện hiện có.
Đạt được độ chiếu sáng tối ưu trong những điều kiện hạn chế này là một nhiệm vụ khó khăn chẳng khác nào đang giải một câu đố.
Panasonic đã thực hiện lặp đi lặp lại các mô phỏng giai đoạn đầu và các thí nghiệm tại chỗ, hoàn thành việc điều chỉnh góc độ đèn pha và xác định việc cài đặt kiểu chiếu sáng trước khi đưa các thiết bị đèn LED đến địa điểm.
Bảng điều khiển ánh sáng
(hai bộ dây đầy đủ)
Sơ đồ vị trí đèn pha
Cảnh Bạch kim (4000k)
Đền Rara Jonggrang - trung tâm của Quần thể. Tại đây, những bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo được chiếu sáng bằng ba kiểu chiếu sáng khác nhau.
Chúng tôi đã nói chuyện với ông Krishna của công ty bảo trì Quần thể về hệ thống đèn LED mới được lắp đặt. "Ánh sáng đèn LED làm cho các chi tiết tinh xảo của phù điêu tại Quần thể trở nên đẹp đẽ, làm tăng bầu không khí kỳ lạ và gây ấn tượng lưu lại rất lâu trong lòng du khách.
Chúng tôi rất hài lòng vì nó giảm tiêu thụ điện năng đáng kể so với hệ thống chiếu sáng trước đây, ít phải bảo trì hơn và có thể điều chỉnh chiếu sáng tùy theo tình huống. Ví dụ, rất dễ dàng chọn cảnh Bạc vào giờ ăn tối và Bạch kim hoặc Vàng cho các buổi biểu diễn Ramayana hoặc các sự kiện đặc biệt.
Chúng tôi mong muốn thu hút thêm nhiều khách du lịch đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của Quần thể đền lộng lẫy này", ông Krishna bày tỏ sự kỳ vọng cao đối với đèn LED Panasonic.
Five-storied Pagoda of Senso-ji Temple (Nhật Bản)
International Stadium Yokohama (Nhật Bản)
Yurikamome Shimbashi Station (For Special Occasion Lighting Display) (Nhật Bản)
Quần thể đền Prambanan (Indonesia)
Cung điện Prague (Cộng hòa Séc)
Đền Kiyomizu-dera (Nhật Bản)
Làng lịch sử Shirakawa-go (Nhật Bản)
Đền thờ Thần đạo Itsukushima (Nhật Bản)
Sân bay quốc tế Narita (Nhật Bản)
Sảnh 2 (Sảnh đi) - Sân bay quốc tế Singapore Changi (Singapore)
Sân vận động bóng đá thành phố Suita (Nhật Bản)
Bảo tàng Byodoin Hoshokan (Nhật Bản)
Thư viện tưởng niệm Matsushita (Nhật Bản)
Bảo tàng Rantokaku (Nhật Bản)
Bảo tàng Shiodome (Nhật Bản)
Trung tâm y học tích hợp AnHo Premier (AnHo Bio Prima) (Indonesia)
Tòa nhà trường Sanko Gakuen Ayase (Nhật Bản)
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Shizuoka (Nhật Bản)
Đại học Maranatha (Indonesia)
Sân vận động Gelora Bung Karno (Indonesia)
Kobe City Museum (Nhật Bản)